7/30/2015

1

Công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ lá tía tô



Tía tô là loại thảo dược vô cùng tốt cho sức khỏe. Không chỉ làm rau gia vị cho các món ăn, lá tía tô thường được biết đến với công dụng giải cảm hiệu quả. Bên cạnh đó, lá tía tô cũng có thể trị bệnh mất ngủ, căng thẳng thần kinh…

Tía tô có tên khoa học là Perilla frutescens hay còn gọi là é tía, tử tô, xích tô (gọi là tử, xích tía vì cây có màu tím). Không chỉ là một loại rau thơm, tía tô còn được dân gian coi là thảo dược, là một trong số khoảng 8 loài cây thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae hay Labiatae).

Tía tô vị cay, mùi thơm. Có 2 loại tía tô, đó là tía tô mép lá phẳng có màu tía nhạt, ít thơm; còn tía tô mép lá quăn màu tía sẫm, mùi thơm mạnh. Tía tô mép lá quăn có giá trị sử dụng làm thuốc hay hơn. Cây được trồng ở khắp nơi để làm thuốc và làm rau ăn.

Theo tin tức trên báo Sức khỏe và Đời sống, lá tía tô có tính ấm, vị cay, không độc. Lá dùng làm gia vị rất phổ biến đồng thời là vị thuốc rất hay dùng để trừ cảm mạo. Hạt làm trà uống và thuốc hạ khí, cành làm thuốc an thai. Trường hợp không có thì dùng thay thế cho nhau cũng được.
Công dụng chữa bệnh từ lá tía tô:

Chữa dị ứng
Khi dị ứng do ăn hải sản hay tiếp xúc lạnh, lấy ngay 1 nắm lá tía tô rửa sạch giã nát, vắt lấy nước cốt uống, còn bã đắp hay xát lên nơi ngứa, dị ứng sẽ khỏi. Lưu ý tránh gió và không được dầm nước.
Chữa chứng cảm mạo
Lấy lá tía tô tươi từ 15-20 g, giã nát, rồi cho nước sôi vào khuấy đều, gạn lấy nước uống. Hoặc lấy lá tía tô rửa sạch thái nhỏ sợi, trộn vào cháo ăn nóng rồi nằm đắp chăn cho ra mồ hôi sẽ khỏi cảm. Khi mồ hôi đã ra thì lấy khăn khô lau sạch và thay quần áo khác.


Có thể sử dụng lá tía tô để giải cảm


Bệnh về đường ruột
Uống nước trà lá tía tô giúp tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa và chữa trị các bệnh về đường ruột cũng như dạ dày. Khi dùng chung với lá bạc hà và các loại thảo dược khác, lá tía tô giúp xoa dịu triệu chứng khó tiêu, ợ nóng, đầy hơi, đau bụng...

Ngoài ra, thành phần kháng khuẩn có trong lá tía tô còn kích thích hệ miễn dịch, giúp xoa dịu các triệu chứng đau nhức cơ bắp.


Trị căng thẳng và mất ngủ
Mất ngủ và căng thẳng là căn bệnh phổ biến ngày nay. Kết hợp lá tía tô với các loại thảo dược khác như cúc La Mã (chamomile) hoặc cây nữ lang (valerian) có thể làm giảm 2 triệu chứng trên.

Bên cạnh đó, chất chống oxy hóa trong lá tía tô cũng có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của các gốc tự do gây hại cho tế bào, giúp ngừa bệnh ung thư.

Bảo An (tổng hợp)

7/29/2015

0

Bài thuốc nam điều trị viêm đường mật

Viêm đường dẫn mật là tình trạng viêm nhiễm xảy ra tại đường dẫn mật trong gan hoặc ngoài gan, thường gặp ở người trẻ tuổi, nữ mắc nhiều hơn nam. Bệnh nhân thường đau ở vùng hạ sườn phải, đau lan đến vùng thượng vị, đau tức khó chịu, có khi đau dữ dội khiến bệnh nhân thường nằm co một chân, đau lan ra phía sau và lan lên vai phải.


Bệnh nhân thường sốt từ 39 - 400C, sốt kéo dài và âm ỉ, miệng đắng, ăn ít hoặc bỏ ăn, tiêu hóa rất chậm, người mệt mỏi, sút cân nhanh, vàng da vàng mắt, do dịch mật bị ứ lại. Đau - sốt - vàng da là 3 triệu chứng điển hình của căn bệnh này. Nguyên nhân gây bệnh thường do sỏi, do vi khuẩn, do can khí uất kết hoặc do thấp nhiệt. Nguyên tắc điều trị theo Đông y là chống viêm thanh nhiệt, lợi mật hóa thấp, nếu có sỏi thì cần phải bài thạch...

Sau đây là một số bài thuốc trị bệnh này:


Bài 1: đinh lăng 16g, lá đắng 10g, cỏ mần trầu 12g, ngân hoa 12g, chỉ xác 10g, bạch thược 12g, đan bì 10g, chi tử 12g, phòng sâm 12g, bạch linh 10g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.
Bài 2: nhân trần 10g, hạ liên châu 12g, rau má 16g, đại hoàng 6g, bạch truật 12g, ích mẫu 12g, kim ngân 12g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.
Bài 3: chỉ xác 10g, lá đinh lăng 50 - 60g. Hai thứ nấu lấy nước đặc, cho bệnh nhân uống dần, 2 - 3 lần liền, có tác dụng thông ống dẫn mật, khi đã thông được thì triệu chứng đau giảm đi rất nhanh.
Bài 4: đại hoàng 8g, kim tiền thảo 16g, bồ công anh 16g, kim ngân 16g, nhân trần 12g, cam thảo 12g, xa tiền 12g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.
Bài 5: ngân hoa 12g, liên kiều 10g, mã đề thảo 16g, rau má 16g, bồ công anh 16g, đại hoàng 6g, bạch thược 12g, phòng sâm 12g, đan sâm 10g, ích mẫu 16g, cam thảo đất 16g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần. Công dụng: chống viêm, bài thạch, lợi gan mật.
Ngoài việc dùng thuốc, bệnh nhân có thể sử dụng bài trà dược như sau: râu ngô 80g, nhân trần 50g, hạ liên châu 50g, rau má 100g, lá đinh lăng 100g, cam thảo 80g, phòng sâm 80g, sâm hành 80g (dược liệu ở dạng khô). Các vị cắt ngắn, sao giòn, trộn đều, bảo quản trong bình kín tránh ẩm. Ngày dùng 35 - 40g, hãm nước sôi vào bình kín, sau 10 phút là có thể dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: chống viêm, thanh nhiệt, lợi mật hóa thấp. Những người bị viêm tắc ống mật, sỏi mật, da vàng, tiểu vàng, mắt vàng, ăn uống kém, tiêu hóa chậm, đau tức hạ sườn phải... dùng phương này rất phù hợp.
Lương y Trịnh Văn Sỹ

1

Cách giải độc gan hiệu quả mà không phải uống thuốc


Gan là bộ phận vô cùng quan trọng giúp đào thải các độc tố trong cơ thể. Vì vậy cần phải có biện pháp giải độc gan để có cơ thể khỏe mạnh.





Dấu hiệu chứng tỏ gan của bạn đang bị nhiễm độc


Da vàng


Khi gan của bạn bị nhiễm độc các chất độc sẽ tích tụ bên trong cơ thể sau đó phát ra bên ngoài khiến phần da của bạn bị đổi màu.


Da đổi màu là do chất bilirubin - một sắc tố trong mật được tạo ra trong gan của bạn để giúp quá trình tiêu hóa và chúng làm cho da của bạn bị vàng đi.


Da nhạy cảm


Một nghiên cứu năm 2013 của Học viện Da liễu Mỹ đã phát hiện ra rối loạn về đông máu và rối loạn gan có mối liên hệ với sự nhảy cảm về da. Điều này chứng tỏ sự nhạy cảm của da có liên quan đến chức năng của gan.


Theo Bác sĩ Cindy Owen của Học viện Da liễu Mỹ nhận định rằng những người bị nhiễm độc gan thường sẽ có sự phát ban, nổi mụn, thay đổi kết cấu da,…





Hàm lượng cholesterol trong máu tăng lên


Gan có chức năng xử lý cholesterol, khi gan bị nhiễm độc lượng cholesterol trong máu sẽ tăng lên.


Trong 1 ấn phẩm năm 2005 của Trường Y khoa Harvard cũng đã được giải thích về vai trò của gan trong việc sản xuất cholesterol và tuần hoàn máu.


Do đó, khi lượng cholesterol trong máu tăng lên bạn nên đi khám gan ngay để có phương pháp giải độc cho gan.


Mất cảm giác ngon miệng và mệt mỏi


Khi gan bị nhiễm độc không có khả năng đào thải độc tố thì nó sẽ phản ứng với Cytokines, lần lượt kích hoạt các các chứng viêm trong cơ thể.


Nồng độ Cytokines tăng lên sẽ khiến bạn cảm thấy chán ăn, miệng khô, mệt mỏi,…


Chướng bụng


Đây là biểu hiện của việc ứ dịch trong ổ bụng do gan không có khả năng đào thải.Nó là sự biến chứng của bệnh xơ gan.


Làm sạch gan không cần đến thuốc


Để làm sạch gan, giải độc cho gan bạn không cần phải dùng đến thuốc hay các thực phẩm chức năng mà hãy ăn ngay những loại củ có tác dụng giải độc gan cực nhạy.





Ăn củ tỏi


Đây là loại gia vị có sẵn trong bếp của mọi nhà vì vậy bạn chỉ cần ăn những món ăn có chế biến từ loại gia vị này để giải độc gan. Nếu có thể ăn sống trực tiếp hiệu quả của nó còn tốt hơn nhiều.


Trong tỏi có chất Allicin và selen có tác dụng làm sạch gan, đồng thời tỏi còn có tác dụng kích hoạt, phục hồi lại các enzym trong gan và giải độc gan hiệu quả.


Ngoài ra ăn tỏi thường xuyên còn giúp bạn tăng cường hệ tim mạch, điều hòa huyết áp và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.


Ăn củ nghệ


Nghệ không chỉ nổi tiếng lá thần dược của dạ dày mà nó còn là bạn đồng hành hiếm có của lá gan.


Các hoạt chất trong nghệ có tác dụng điều hòa cholesterol trong máu, làm giảm tính viêm và bảo vệ gan tránh được tác động tiêu cực của gốc tự do. Do đó, dùng nghệ để giải độc gan là một liệu pháp cực cực công hiệu.


Bạn có thể dùng bột nghệ hay nghệ tươi để kho cá, kho thịt, nấu cà ri,…ăn nghệ tùy theo ý thích của bạn để có tác dụng tốt nhất cho gan, dạ dày mà hệ tuần hoàn máu.


Ăn củ gừng


Gừng cũng là một loại gia vị cực quý. Người ta thường kết hợp nước chanh gừng để giải độc gan vfa thanh lọc cơ thể hàng ngày.


Mỗi ngày 1 cốc nước chanh và vài lát gừng sẽ giúp bạn có sức đề kháng tốt, và một lá gan khỏe mạnh.


Đồng thời bạn nên có chế độ ăn uống lành mạnh để thúc đẩy quá trình giải độc gan có hiệu quả hơn nhé!


Phòng tránh nhiễm độc gan


Gan bị nhiễm độc là do chế độ ăn uống sinh hoạt của bạn không hợp lý để phòng ngừa sự nhiễm độc cho gan:


- Tăng cường ăn các loại rau màu xanh đậm vì chúng rất giàu chlorophy II thực vật giúp loại độc tố rất tốt.


- Không uống quá nhiều rượu bia.


- Ăn nhiều các thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch cho gan như cà rốt, củ cải,…


- Uống thật nhiều nước, ít nhất là 1,5-2 lít nước mỗi ngày.


- Tránh thức khuya, làm việc quá sức.


- Ăn nhiều các loại trái cây họ cam quýt để ngăn chặn các gốc tự do, tăng hệ miễn dịch cho gan.