10/30/2015

1

Bài thuốc sử dụng rau răm

Trong dân gian, người ta sử dụng rau răm để gây sẩy thai cho những cô gái nhẹ dạ, lỡ dại mang thai ngoài ý muốn đối với trường hợp chậm kinh trên dưới 1 tuần (5 – 9 ngày).
Cách dùng đơn giản: 500 gam rau răm tươi, thân đỏ hơi ngả sang màu tím (rau răm thân xanh trắng không có tác dụng gây sảy thai).
Chỉ lấy thân và lá non, bỏ rễ và lá già, rửa sạch, để ráo nước. Giã, ép nát, vắt lấy nước được khoảng 250 ml (1 xị). Uống một lần duy nhất vào buổi tối trước khi đi ngủ. Nếu có kết quả thì ngay trong đêm đó hoặc sáng hôm sau, phôi thai tự trục ra ngoài.
Nếu không có kết quả thì nên áp dụng biện pháp hút điều hòa kinh nguyệt, mặc dù, kết quả thí nghiệm thử trên chuột cho thấy, chuột con sinh ra sau khi chuột mẹ đã cho uống nước ép rau răm vẫn sống và sinh sản bình thường.
Rau răm còn là vị thuốc chữa đau bụng, đầy hơi, lạnh bụng, nôn mửa, say nắng, khát nước. Nước ép rau răm tươi có khả năng giải độc nọc rắn. Dùng ngoài có thể chữa hắc lào, ghẻ lở, sâu quảng và tê bại.

10/15/2015

2

Bài thuốc Nam điều trị sốt xuất huyết

Trong y học cổ truyền, sốt xuất huyết được xếp vào nhóm ôn bệnh và ôn dịch và được trị liệu bằng nhiều biện pháp khác nhau,xin được giới thiệu một số bài thuốc tiêu biểu điều trị sốt xuất huyết độ I và II, đơn giản, dễ kiếm ở nông thôn và vùng sâu, vùng xa.

Bài 1: Rau má 20g, cỏ mần trầu 20g, lá huyết dụ 20g, lá cối xay 20g, cỏ nhọ nồi sao cháy 40g, sắc đặc uống.

Bài thuốc Nam đơn giản điều trị sốt xuất huyết

Lá cối xay

Bài 2: Lá cối xay, lá bông mã đề (hoặc rau má hoặc cỏ mần trầu hoặc cỏ tranh) mỗi thứ 10 - 20g, cỏ nhọ nồi tươi 30 - 40g (nếu khô thì 15 - 20g), trắc bá diệp sao đen 12g (hoặc lá huyết dụ hoặc hoa hòe 16g), sắc uống trong ngày. Nếu có ban ngứa cho thêm rau sam 20g; nếu đại tiện táo cho thêm mồng tơi 20g hoặc rau sam 20g.

Bài 3: Lá cúc tần 12g, cỏ nhọ nồi 16g, bông mã đề 16g, trắc bá diệp sao đen 16g (nếu không có thì thay bằng kinh giới sao đen 12g), sắn dây 20g nếu không có thì thay bằng lá dâu 16g, rau má 16g, lá tre 16g, gừng tươi 3 lát, sắc với 600ml nước trong 30 phút, uống ấm, chia 3 lần trong ngày.

Bài 4: Sinh địa 12g, mạch môn 12g, hoa hòe 12g, huyền sâm 12g, cỏ nhọ nồi khô 30g, sắc với 3 bát nước, cô lại còn 1 bát chia uống 2 lần trong ngày. Dùng tốt cho trường hợp có xuất huyết dưới da, nôn hoặc đại tiểu tiện ra máu.

Bài 5: Rau diếp cá 100g, rau ngót 100g, cỏ nhọ nồi 50g, rửa sạch, vò với nước sôi để nguội, chia uống nhiều lần trong ngày.

Bài 6: Hành thái (sâm cau) sao đen 20g, trắc bá diệp sao đen 16g, cỏ nhọ nồi 12g, quả dành dành sao đen 8g, sắc với 600ml nước, cô lại còn 300ml, chia uống 6 lần trong ngày. Dùng tốt cho trường hợp sốt cao và đã có ban xuất huyết.

Bài 7: Cỏ nhọ nồi 20g, lá cối xay sao vàng 12g, rễ cỏ tranh 20g, sài đất 20g, kim ngân hoa 12g, hạ khô thảo sao qua 12g (nếu không có thì thay bằng bồ công anh 12g), hoa hòe 10g, gừng tươi 3 lát, sắc với 600ml nước trong 30 phút, uống ấm chia 3 lần trong ngày.

Bài thuốc Nam đơn giản điều trị sốt xuất huyết

Nhọ nồi

Bài 8: Cỏ nhọ nồi 20g, cam thảo 6g, hoạt thạch 12g (nếu không có thì thay bằng lá cối xay 12g), bông mã đề 16g (nếu không có thì thay bằng lá tre 16g, gừng tươi 3 lát, sắc với 600ml nước sạch trong 30 phút, uống ấm, chia 3 lần trong ngày. Khi hết sốt thì ngừng thuốc ngay.

Bài thuốc Nam đơn giản điều trị sốt xuất huyết

Hoa hòe

Lưu ý: Chỉ được dùng đơn thuần cho sốt xuất huyết độ I (người bệnh chỉ sốt, chưa có triệu chứng xuất huyết) và cấp độ II (người bệnh sốt có triệu chứng xuất huyết: xuất huyết dưới da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, khạc ra máu, thậm chí nôn ra máu, tiểu ra máu hoặc kinh nguyệt kéo dài). Với độ III và IV (bệnh nhân có biểu hiện sốc và sốc nặng) nhất thiết phải sử dụng các biện pháp của y học hiện đại, các bài thuốc này chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị.

Theo ThS Hoàng Khánh Toàn - Sức khỏe và Đời sống

10/14/2015

1

CÂU KỶ TỬ

Kỷ tử có tác dụng gì? Cách sử dụng, mua kỷ tử ở đâu TP HCM. |  https://www.caythuocthiennhien.com/

Tên Việt Nam:

Kỷ tử, Câu khởi, Khởi tử, Địa cốt tử, Khủ khởi.

Tác dụng:

+ Bổ ích tinh huyết, cường thịnh âm đạo (Bản Thảo Kinh Tập Chú).

+ Bổ ích tinh bất túc,  minh mục, an thần (Dược Tính Bản Thảo).

+ Trừ phong, bổ ích gân cốt,  khử hư lao (Thực Liệu Bản Thảo).

+ Tư thận, nhuận phế (Bản Thảo Cương Mục).

+ Chuyên bổ thận, nhuận phế, sinh tân, ích khí, là thuốc chủ yếu bổ can thận chân âm bất túc, là thuốc tốt để ích tinh,  minh mụ c... (Bản Thảo Kinh Sơ)

+ Kỷ tử có tác dụng tư bổ can thận, sinh tinh huyết, minh mục, nhuận phế (Trung Dược Học).

+ Tư dưỡng Can Thận (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Chủ trị:

+ Trị  xoay xẫm, chóng mặt do huyết hư, thắt lưng đau, Di tinh, tiểu đường  (Trung Dược Học).

+ Trị các chứng can thận âm hư, âm huyết hư tổn, chứng tiêu khát, hư lao, khái thấu (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

Liều dùng: 8 – 20g.

Kiêng kỵ:

+ Câu kỷ tử có tính chất nê trệ, vì vậy,  thận trọng đối với những bênh nhân tỳ vị hư yếu, tiêu chảy kéo dài (Trung Dược Học).

+ Tỳ vị suy nhược, tỳ hư thấp trệ tiêu chảy cấm dùng, có ngoại tà thực nhiệt cấm dùng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sá

Đọc thêm: http://thuochay.blogspot.com/search/label/k%E1%BB%B7%20t%E1%BB%AD

 

10/12/2015

0

Bài thuốc nam điều trị viêm đường mật

Viêm đường dẫn mật là tình trạng viêm nhiễm xảy ra tại đường dẫn mật trong gan hoặc ngoài gan, thường gặp ở người trẻ tuổi, nữ mắc nhiều hơn nam. Bệnh nhân thường đau ở vùng hạ sườn phải, đau lan đến vùng thượng vị, đau tức khó chịu, có khi đau dữ dội khiến bệnh nhân thường nằm co một chân, đau lan ra phía sau và lan lên vai phải.




Bệnh nhân thường sốt từ 39 - 400C, sốt kéo dài và âm ỉ, miệng đắng, ăn ít hoặc bỏ ăn, tiêu hóa rất chậm, người mệt mỏi, sút cân nhanh, vàng da vàng mắt, do dịch mật bị ứ lại. Đau - sốt - vàng da là 3 triệu chứng điển hình của căn bệnh này. Nguyên nhân gây bệnh thường do sỏi, do vi khuẩn, do can khí uất kết hoặc do thấp nhiệt. Nguyên tắc điều trị theo Đông y là chống viêm thanh nhiệt, lợi mật hóa thấp, nếu có sỏi thì cần phải bài thạch...

Sau đây là một số bài thuốc trị bệnh này:

Bài 1: đinh lăng 16g, lá đắng 10g, cỏ mần trầu 12g, ngân hoa 12g, chỉ xác 10g, bạch thược 12g, đan bì 10g, chi tử 12g, phòng sâm 12g, bạch linh 10g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.
Bài 2: nhân trần 10g, hạ liên châu 12g, rau má 16g, đại hoàng 6g, bạch truật 12g, ích mẫu 12g, kim ngân 12g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.
Bài 3: chỉ xác 10g, lá đinh lăng 50 - 60g. Hai thứ nấu lấy nước đặc, cho bệnh nhân uống dần, 2 - 3 lần liền, có tác dụng thông ống dẫn mật, khi đã thông được thì triệu chứng đau giảm đi rất nhanh.
Bài 4: đại hoàng 8g, kim tiền thảo 16g, bồ công anh 16g, kim ngân 16g, nhân trần 12g, cam thảo 12g, xa tiền 12g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.
Bài 5: ngân hoa 12g, liên kiều 10g, mã đề thảo 16g, rau má 16g, bồ công anh 16g, đại hoàng 6g, bạch thược 12g, phòng sâm 12g, đan sâm 10g, ích mẫu 16g, cam thảo đất 16g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần. Công dụng: chống viêm, bài thạch, lợi gan mật.
Ngoài việc dùng thuốc, bệnh nhân có thể sử dụng bài trà dược như sau: râu ngô 80g, nhân trần 50g, hạ liên châu 50g, rau má 100g, lá đinh lăng 100g, cam thảo 80g, phòng sâm 80g, sâm hành 80g (dược liệu ở dạng khô). Các vị cắt ngắn, sao giòn, trộn đều, bảo quản trong bình kín tránh ẩm. Ngày dùng 35 - 40g, hãm nước sôi vào bình kín, sau 10 phút là có thể dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: chống viêm, thanh nhiệt, lợi mật hóa thấp. Những người bị viêm tắc ống mật, sỏi mật, da vàng, tiểu vàng, mắt vàng, ăn uống kém, tiêu hóa chậm, đau tức hạ sườn phải... dùng phương này rất phù hợp.
Lương y Trịnh Văn Sỹ

10/06/2015

0

Dị thảo quý như vàng chưa từng biết đến ở Hoàng Liên Sơn



Thất diệp nhất chi hoa có tác dụng ức chế trực tiếp sự phát triển của tế bào ung thư. Nhiều nghiên cứu của các chuyên gia Trung Quốc cho thấy, dịch chiết thất diệp nhất chi hoa đã góp phần kéo dài thời gian sống của những bệnh nhân bị ung thư dạ dày và ung thư phổi.

Cây thất diệp nhất chị hoa có 7 lá


Sở dĩ người Trung Quốc đặt tên nó như vậy, vì nó có 7 lá, với một bông hoa ở giữa. Người Việt gọi đơn giản nó là cây bảy lá một hoa. Tuy nhiên, đồng bào Hoàng Liên Sơn gọi nó là cây rắn cắn. Vì nó có tác dụng giải độc mạnh, chữa rắn cắn, nên gọi đơn giản như vậy.

Theo sách cổ và thử nghiệm lâm sàng của các nhà khoa học quốc tế, thất diệp nhất chi hoa có các hoạt chất đặc thù, làm giảm đau, giải độc, an thần.

Thảo dược này có những hoạt chất kết hợp với các hoạt chất khác trong các loại thảo dược khác với những liều lượng nhất định, thích ứng với từng giai đoạn, có thể khống chế được khối u, và điều tiết sự rối loạn chức năng của ty thể, loại trừ được tế bào ung thư.
Nó có tác dụng rõ rệt với ung thư gan, ung thư phổi, ung thư bàng quang và ung thư vú.




Khi mới trồng, loài thảo dược này chỉ có 5 lá

Lương y Thanh bảo tôi đếm xem mấy lá. Hóa ra, đây là cây có 9 lá, chứ không phải 7 lá. Do đó, không thể gọi là cây thất diệp nhất chi hoa, hay cây bảy lá một hoa được, mặc dù, chúng chỉ khác nhau là có nhiều hơn 2 lá.



Khi đạt độ cao nhất định, nó sẽ ra tới 9 lá


Bao nhiêu năm nay, lương y Thanh đã bí mật gieo trồng loài thảo dược này khắp núi non. Anh chọn những điểm kín đáo, những khe đá, để gieo trồng. Để thu hoạch được củ, ít nhất phải 10 năm.

Hiện lương y Thanh cũng thu hoạch được một số củ của loài dị thảo này, có củ nặng tới 1,5kg. Anh chủ yếu biếu bạn bè ngâm rượu uống giải độc và sử dụng trong một số bài thuốc gia truyền.

Người Việt hiện chưa biết sử dụng loài thảo dược này hiệu quả trong điều trị ung thư, tuy nhiên, người Trung Quốc thu mua với giá cả chục triệu đồng một kg.


Một củ "cửu dược nhất chi hoa" nặng tới 1,5kg