6/09/2015

0

thuốc từ cây huyết dụ



Cây huyết dụ thường được trồng làm cảnh. Có 2 loại cây huyết dụ. Một loại lá đỏ cả 2 mặt và một loại lá đỏ một mặt, còn mặt kia lá có màu xanh. Cả 2 loại đều được Đông y dùng làm thuốc. Theo Đông y huyết dụ có vị nhạt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng bổ huyết, tiêu ứ, cầm máu dùng chữa chứng kiết lỵ, rong kinh, phong thấp nhức xương, xích bạch đới...

Lưu ý: phụ nữ trước khi sinh con và sau khi sinh mà bị sót nhau thì không được dùng thuốc có vị huyết dụ.

Trị chứng rong kinh: Lấy 20g lá huyết dụ, 10g rễ cỏ tranh, 10g đài tồn tại trên quả mướp, 10g rễ gừng. Tất cả mang thái nhỏ sắc với 400ml nước còn 100ml. Chia uống làm 2 lần trong ngày.

Trị chứng trĩ ra máu, đái ra máu, băng huyết: Lấy 20g lá huyết dụ tươi rửa sạch. Đổ 200ml nước vào sắc còn 100ml, chia uống trong ngày.

Trị chứng chảy máu cam, cháy máu dưới da: Lấy 30g lá huyết dụ tươi, 20g cỏ nhọ nồi, 20g lá trắc bá (sao cháy) sắc kỹ uống đều đến lúc khỏi.

Trị chứng kiết lỵ ra máu: Lấy 20g lá huyết dụ, 12g cỏ nhọ nồi, 20g rau má. Rửa sạch, giã nát, thêm ít nước sôi để nguội, gạn lấy nước thuốc uống. Dùng 2 - 3 ngày, nếu không giảm thì đến khám bệnh để được điều trị dứt điểm.

Trị chứng phong thấp đau nhức, bị thương ứ máu: Lấy 30g hoa, lá, rễ cây huyết dụ, 15g huyết giác. Sắc uống đến lúc có kết quả.

Trị chứng ho ra máu: Lấy 16g lá huyết dụ, 16g lá trắc bá sao đen. Đổ 400ml nước sắc còn 200ml chia uống làm 2 - 3 lần trong ngày.

BS Nguyễn Thị Thêu

6/07/2015

1

Dừa cạn trở thành niềm hy vọng cho những bệnh nhân mắc ung thư !

1. Mô tả:

Cây dừa cạn hay còn có tên gọi khác là rau dừa, cây hoa trường xuân, tứ thời hoa, bông dừa, cây sừng dê, cây nhật tân, cây hoa hải đăng ... tùy theo từng địa phương.

Dừa cạn có tên khoa học của nó là Vincarosealin hay Catharanthus Roseus (L.) G.Don thuộc họ trúc đào (Apocynaceae). Cây có nguồn gốc xuất xứ ở đảo Madagascar thuộc châu Phi nhưng được trồng ở nước ta rất nhiều để làm cảnh và làm thuốc.

Dừa cạn thuộc loại cây thân cỏ, cao chừng 0,4 - 0,8m, có nhựa màu trắng.

Lá cây: Lá dừa cạn hình bầu dục, thuôn hẹp ở gốc, có cuống ngắn.

Hoa: Hoa dừa cạn mọc thành cụm, cụm hoa gồm 2 bông mọc ra từ kẽ lá. Hoa có nhiều màu, màu đỏ, hồng, trắng với đốm vàng hay đỏ ở gần họng tùy theo chủng. Hoa có cánh hợp thành ống hẹp dài, ở phía trên chia 5 thùy.

Quả: Quả dừa cạn gồm 2 đại, nhiều hạt đen nhỏ.

Phân bố: Dừa cạn là loại cây mọc hoang. Ở nước ta loại cây này phân bố từ tỉnh Quảng Ninh đến Kiên Giang dọc theo vùng ven biển, tương đối tập trung ở các tỉnh miền Trung như Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Ðà Nẵng, Bình Ðịnh và Phú Yên.

2. Dược tính:

Người ta chỉ mới phát hiện ra những dược tính của dừa cạn trong việc áp dụng chữa bệnh vì trong tài liệu cổ của y học cổ truyền không thấy đề cập đến cây này.

Tuy vậy, y học cổ truyền một số nước cũng có ghi lại một vài kinh nghiệm sử dụng dừa cạn để chữa bệnh. Ví dụ, ở Ấn Độ, châu Úc, nam châu Phi, quần đảo Antilles, người ta dùng dừa cạn sắc uống để chữa bệnh tiểu đường cho thấy kết quả rất khả quan.

Ngoài ra, rễ dừa cạn còn được dùng để tẩy giun, chữa sốt, làm thuốc thông tiểu, điều kinh, trị tăng huyết áp, chữa sốt rét, kiết lị, tiêu hóa kém...

Bộ phận dùng để làm thuốc của dừa cạn là rễ, lá hoặc cả cây. Thông thường, người ta thường nhổ nguyên cả bụi cây dừa cạn về rửa sạch, cắt nhỏ, phơi khô để cất dùng dần. Trước khi sử dụng có thể sao qua cho thơm rồi sắc nước uống.

Tùy theo mục đích trị liệu, dừa cạn có thể được phối hợp với các vị thuốc khác hoặc dùng độc vị.

Năm 1958, xuất phát từ kinh nghiệm dùng dừa cạn chữa khối u của người dân Ấn Độ, các nhà khoa học Canada là Noble và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu và phát hiện chất kháng ung thư trong lá cây dừa cạn là vincaleucoblastine (còn gọi là Vinblastin).

4 năm sau, Svoboda và cộng sự cũng tìm thêm một alkaloid nữa là Vincaleucocristin (còn gọi là vincristin).

Những thực nghiệm lâm sàng cho thấy, chiết xuất vinplastin, vincristin có tác dụng làm giảm bạch cầu, ức chế mạnh sự phân bào.

Các alkaloid này liên kết đặc hiệu với Tubulin, là protein ống vi thể ở thoi phân bào, phong bế sự tạo thành các vi ống này và gây ngừng phân chia tế bào ở pha giữa. Ở nồng độ cao, thuốc diệt được tế bào, còn ở nồng độ thấp làm ngừng phân chia tế bào.

Hàm lượng các alkaloid này trong dừa cạn rất nhỏ (khoảng 1 phần vạn trong lá dừa cạn khô đối với Vinblastin còn đối với Vincristin thì ít hơn 10 lần nữa ). Vì thế, quá trình điều chế hai alkaliod từ cây dừa cạn là 1 quá trình phức tạp và chi phí giá thành cao.

Hiện nay người ta đã tìm cách sinh tổng hợp hoặc bán tổng hợp hai loại alkaloid trên để giảm giá thành của thuốc.

Dừa cạn trồng ở Việt Nam chứa khoảng 0,1 – 0,2% alkaloid toàn phần. Trong đó, loại hoa trắng có tỷ lệ hoạt chất cao nhất. Tỷ lệ alkaloid trong rễ (0,7 – 2,4%) cao hơn trong thân (0,46%) và lá (0,37 – 1,15%).

3. Dừa cạn dùng để chữa ung thư như thế nào?

Chiết xuất alkaloid trong dừa cạn được dùng dưới dạng muối sulfat để chữa bệnh ung thư.

- Vinblastin sulfat: Vinblastin sulfat được coi là lựa chọn hàng đầu để điều trị ung thư biểu mô tinh hoàn, ngoài ra nó rất hiệu quả trong liệu pháp trị bệnh Hodgkin, ung thư nhau, ung thư biểu mô da đầu và ung thư biểu mô thận.

Vinblastin sulfat cũng dùng để điều trị u nguyên bào thần kinh, ung thư vú, ung thư cổ tử cung và ung thư dạng nấm da.

- Vincristin sulfat: Là một trong những thuốc chống ung thư được dùng rộng rãi nhất, đặc biệt có ích đối với các bệnh ung thư máu, thường được dùng để làm thuyên giảm bệnh bạch cầu lympho cấp.

Đây là lựa chọn hàng đầu để điều trị bệnh Hodgkin, u bạch huyết không - Hodgkin, ung thư biểu mô phổi, u Wilm, bạch cầu tủy bào mạn (đợt cấp tính), sarcom Ewing và sarcom cơ vân.

Ngoài ra, ở dạng dùng phối hợp, Vincristin sulfat còn được dùng cho ung thư biểu mô vú, ung thư cổ tử cung, u nguyên bào thần kinh và bệnh bạch cầu lympho mạn tính.

Nhân dân ta đã có bài thuốc chữa bạch cầu cấp ( bệnh máu trắng) bằng cách sắc uống thân và lá cây dừa cạn ( khoảng 15 gam thân lá khô/ngày).

0

Câu kỷ tử– Goji Berries

Được sử dụng bởi các thiền sư Tây Tạng như 1 thuốc thảo dược và thực phẩm quan trọng từ xa xưa, Goji berries là loại quả giàu dinh dưỡng nhất trên hành tinh chứa nhiều vitamin A, C và B12, cũng như các khoáng chất đồng, magiê, selen, kẽm và kali.

Goji Berries 1

6/04/2015

0

Công dụng chữa bệnh trĩ của rau diếp cá

Rau diếp cá được biết tới như một vị thuốc chữa bệnh trĩ rất hiệu quả. Nó có tác dụng chống nhiễm khuẩn, chống vi khuẩn, nâng cao sức đề kháng và lợi tiểu.

Rau diếp cá đã được nghiên cứu từ rất lâu và được biết đến với vị chua cay, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, sát khuẩn ...rất tốt. Trong việc điều trị bệnh trĩ có tác dụng rất quan trọng.

Rau diếp cá đã được nghiên cứu từ rất lâu và được biết đến với vị chua cay, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, sát khuẩn ...rất tốt. Trong việc điều trị bệnh trĩ có tác dụng rất quan trọng.

Khi các búi trí ra ngoài hậu môn:  Lấy muối ăn hòa với nước, rửa sạch dom rồi giã nhỏ lá diếp cá đắp vào, băng lại làm như vậy mỗi ngày một lần vừa giúp các búi trĩ không bị sa xuống mà còn diệt khuẩn không làm bệnh tiến triển nặng thêm.

Khi các búi trí ra ngoài hậu môn: Lấy muối ăn hòa với nước, rửa sạch dom rồi giã nhỏ lá diếp cá đắp vào, băng lại làm như vậy mỗi ngày một lần vừa giúp các búi trĩ không bị sa xuống mà còn diệt khuẩn không làm bệnh tiến triển nặng thêm.

Trĩ sưng đau: Lá rau diếp cá cho vào nồi nấu sôi rồi đem xông trực tiếp vào hộ môn khi cảm thấy nước ấm ấm thì rửa xong rồi đắp bã lá vào vết thương.  Nếu trĩ ra máu, lấy lá diếp cá, bạch cập phơi khô, tán bột. Ngày uống 6 - 12 gr, chia làm 2 - 3 lần.

Trĩ sưng đau: Lá rau diếp cá cho vào nồi nấu sôi rồi đem xông trực tiếp vào hộ môn khi cảm thấy nước ấm ấm thì rửa xong rồi đắp bã lá vào vết thương. Nếu trĩ ra máu, lấy lá diếp cá, bạch cập phơi khô, tán bột. Ngày uống 6 - 12 gr, chia làm 2 - 3 lần.

Thạc sĩ, Dược sĩ Đoàn Xuân Đinh, Khoa Dược, viện Y học cổ truyền Quân đội cũng cho biết, mùi tanh tanh của rau diếp cá khi vò ra chính là tinh của nó.

Thạc sĩ, Dược sĩ Đoàn Xuân Đinh, Khoa Dược, viện Y học cổ truyền Quân đội cũng cho biết, mùi tanh tanh của rau diếp cá khi vò ra chính là tinh của nó.

PGS. TS. Dương Trọng Hiếu, Phòng khám Đông Phương y quán, Hà Nội cho biết, theo Đông y diếp các có vị cay, tính hơi lạnh, giúp thanh nhiệt giải độc cho cơ thể, lợi tiểu, sát trùng. Chính vì vậy, trong các tài liệu y học cổ truyền cũng đã lưu lại nhiều tác dụng quý từ rau diếp cá.

PGS. TS. Dương Trọng Hiếu, Phòng khám Đông Phương y quán, Hà Nội cho biết, theo Đông y diếp các có vị cay, tính hơi lạnh, giúp thanh nhiệt giải độc cho cơ thể, lợi tiểu, sát trùng. Chính vì vậy, trong các tài liệu y học cổ truyền cũng đã lưu lại nhiều tác dụng quý từ rau diếp cá.

Tinh dầu này chính là công dụng quý của diếp cá. Lá và phần thân bò trên mặt đất của nó có những chất kết hợp cùng với tinh dầu mang tác dụng điều trị bệnh.

Tinh dầu này chính là công dụng quý của diếp cá. Lá và phần thân bò trên mặt đất của nó có những chất kết hợp cùng với tinh dầu mang tác dụng điều trị bệnh.

Chữa táo bón: Sao khô 10g diếp cá, hãm với nước sôi khoảng 10 phút, uống thay trà hàng ngày. Uống trong 10 ngày.

Chữa táo bón: Sao khô 10g diếp cá, hãm với nước sôi khoảng 10 phút, uống thay trà hàng ngày. Uống trong 10 ngày.

Chữa sốt ở trẻ em: Rau diếp cá 30g để tươi, rửa sạch, giã nát, thêm nửa bát nước nguội vào đun sôi, để nguội và uống làm một lần; đồng thời, lấy bã đắp vào thái dương.

Chữa sốt ở trẻ em: Rau diếp cá 30g để tươi, rửa sạch, giã nát, thêm nửa bát nước nguội vào đun sôi, để nguội và uống làm một lần; đồng thời, lấy bã đắp vào thái dương.

 Chữa kinh nguyệt không đều: Diếp cá 40g, ngải cứu 30g,giã nhỏ lọc bằng nước sôi để nguội lấy một bát nước thuốc, cho bệnh nhân uống làm 2 lần trong ngày, uống liền 5 ngày, uống trước kỳ kinh 10 ngày.

Chữa kinh nguyệt không đều: Diếp cá 40g, ngải cứu 30g,giã nhỏ lọc bằng nước sôi để nguội lấy một bát nước thuốc, cho bệnh nhân uống làm 2 lần trong ngày, uống liền 5 ngày, uống trước kỳ kinh 10 ngày.

Chữa viêm âm đạo: Diếp cá 20g, bồ kết 10g, tỏi 1 củ. Cho thuốc vào nồi cùng với 5 bát nước đun sôi thật kỹ. Cho bệnh nhân xông hơi nóng vào chỗ đau, sau đó dùng nước ngâm, rửa chỗ đau. Ngày làm 1 lần, cần làm trong 7 ngày liền.

Chữa viêm âm đạo: Diếp cá 20g, bồ kết 10g, tỏi 1 củ. Cho thuốc vào nồi cùng với 5 bát nước đun sôi thật kỹ. Cho bệnh nhân xông hơi nóng vào chỗ đau, sau đó dùng nước ngâm, rửa chỗ đau. Ngày làm 1 lần, cần làm trong 7 ngày liền.

Chữa mụn nhọt sưng đỏ: Lá diếp cá ăn sống hoặc giã nát đắp vào chỗ mụn nhọt.

Chữa mụn nhọt sưng đỏ: Lá diếp cá ăn sống hoặc giã nát đắp vào chỗ mụn nhọt.

Chữa bệnh viêm tai giữa: Lá diếp cá khô 20g, táo đỏ 10g, nước 60ml sắc còn 200ml chia uống 3 lần trong ngày.

Chữa bệnh viêm tai giữa: Lá diếp cá khô 20g, táo đỏ 10g, nước 60ml sắc còn 200ml chia uống 3 lần trong ngày.

Chữa viêm phế quản: Lá diếp cá, cam thảo đất mỗi thứ 20g. Sắc đặc, uống dần trong ngày.

Chữa viêm phế quản: Lá diếp cá, cam thảo đất mỗi thứ 20g. Sắc đặc, uống dần trong ngày.

Điều trị sỏi thận: 20g diếp cá, 15g rau dệu, 10g cam thảo đất. Sắc uống ngày một thang, uống trong 1 tháng. Hoặc 100g diếp cá, sao vàng, hãm với 1 lít nước sôi trong 20 phút, uống thay nước hàng ngày, uống trong 2 tháng.

Điều trị sỏi thận: 20g diếp cá, 15g rau dệu, 10g cam thảo đất. Sắc uống ngày một thang, uống trong 1 tháng. Hoặc 100g diếp cá, sao vàng, hãm với 1 lít nước sôi trong 20 phút, uống thay nước hàng ngày, uống trong 2 tháng.

Trị mụn nhọt sưng đỏ (chưa có mủ): 12g diếp cá, rửa sạch, giã nát đắp vào mụn nhọt rồi băng lại. Ngày thực hiện 2 lần. Làm trong 3 ngày, mụn nhọt sẽ đỡ sưng đau nhanh chóng. Trị vú sưng đau do tắc sữa: 25g diếp cá khô, táo đỏ 10 quả. Sắc với 3 bát nước còn 1 bát, chia 2 lần uống trong ngày. Uống trong 3 – 5 ngày.

Trị mụn nhọt sưng đỏ (chưa có mủ): 12g diếp cá, rửa sạch, giã nát đắp vào mụn nhọt rồi băng lại. Ngày thực hiện 2 lần. Làm trong 3 ngày, mụn nhọt sẽ đỡ sưng đau nhanh chóng. Trị vú sưng đau do tắc sữa: 25g diếp cá khô, táo đỏ 10 quả. Sắc với 3 bát nước còn 1 bát, chia 2 lần uống trong ngày. Uống trong 3 – 5 ngày.

Trị chứng đái buốt, đái dắt: 20g diếp cá, rau má, rau mã đề mỗi vị 40g rửa sạch, giã nát lọc lấy nước trong. Ngày uống 3 lần. Thực hiện trong 7-10 ngày.

Trị chứng đái buốt, đái dắt: 20g diếp cá, rau má, rau mã đề mỗi vị 40g rửa sạch, giã nát lọc lấy nước trong. Ngày uống 3 lần. Thực hiện trong 7-10 ngày.

Chữa sốt nóng trẻ em: 20g diếp cá, rửa sạch, giã nát lấy nước bỏ bã. Ngày uống 2 lần, dùng đến khi hết sốt. Hoặc 15g diếp cá, 12g lá hương trà loại nhỏ, rửa sạch, nấu nước uống. Ngày uống 2 lần sau bữa ăn. Dùng đến khi hết triệu chứng sốt.

Chữa sốt nóng trẻ em: 20g diếp cá, rửa sạch, giã nát lấy nước bỏ bã. Ngày uống 2 lần, dùng đến khi hết sốt. Hoặc 15g diếp cá, 12g lá hương trà loại nhỏ, rửa sạch, nấu nước uống. Ngày uống 2 lần sau bữa ăn. Dùng đến khi hết triệu chứng sốt.

Chữa đau mắt đỏ do trực khuẩn mủ xanh: 35g diếp cá, rửa sạch, tráng qua nước đun sôi để nguội, để ráo nước, rồi giã nát, ép vào hai miếng gạc sạch, đắp lên mắt sưng đau khi đi ngủ. Thực hiện trong 3 – 5 ngày.

Chữa đau mắt đỏ do trực khuẩn mủ xanh: 35g diếp cá, rửa sạch, tráng qua nước đun sôi để nguội, để ráo nước, rồi giã nát, ép vào hai miếng gạc sạch, đắp lên mắt sưng đau khi đi ngủ. Thực hiện trong 3 – 5 ngày.

Áp-xe vú, sưng đau, người phát sốt: Rau diếp cá 30g, lá đinh lăng 30g, quả ké (sao) 12g, hoa hòe (sao) 16g, ngân hoa 12g, kinh giới 12g, hoàng kỳ 12g, mộc thông 12g, chỉ xác 10g, bồ công anh 20g, cam thảo 16g.

Áp-xe vú, sưng đau, người phát sốt: Rau diếp cá 30g, lá đinh lăng 30g, quả ké (sao) 12g, hoa hòe (sao) 16g, ngân hoa 12g, kinh giới 12g, hoàng kỳ 12g, mộc thông 12g, chỉ xác 10g, bồ công anh 20g, cam thảo 16g.

Sắc ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần. Đồng thời cho dùng bài thuốc đắp ngoài như sau: rau dấp cá 50g, lá mã đề 40g, lá chanh non 30g. Ba thứ giã nhỏ đắp tại chỗ băng lại.

Sắc ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần. Đồng thời cho dùng bài thuốc đắp ngoài như sau: rau dấp cá 50g, lá mã đề 40g, lá chanh non 30g. Ba thứ giã nhỏ đắp tại chỗ băng lại.