12/02/2015

1

Giảm nguy cơ mắc bệnh gút nhờ uống cà phê thường xuyên

Uống cà phê thường xuyên sẽ giúp nam giới trong độ tuổi trung niên giảm nguy cơ mắc bệnh gút. Đây là kết luận được các nhà khoa học đến từ Mỹ và Canada đưa ra khiến nhiều người không khỏi bất ngờ.

images


Uống cà phê thường xuyên tốt cho bệnh gút


Chúng ta thường được nghe khuyên rằng, những người mắc bệnh gút nên tránh đồ uống chứa chất kích thích, trong đó có cà phê. Tuy nhiên, nghiên cứu sau đây lại đưa ra một kết luận hoàn toàn trái ngược. Tiến sĩ Hyon Choi (Đại học British Columbia) cùng các cộng sự đã tiến hành nghiên cứu dựa trên dữ liệu của gần 46.000 nam giới trên 40 tuổi không có tiền sử mắc bệnh gút trong hơn 12 năm. Trong thời gian thực hiện nghiên cứu, có 757 người mắc gút. Khi khảo sát về chế độ ăn uống và theo dõi việc sử dụng cà phê, trà của họ, các nhà nghiên cứu nhận thấy, nguy cơ mắc gút giảm đáng kể ở những người thường xuyên uống cà phê.

Uống cà phê giúp giảm nguy cơ mắc bệnh gút ở nam giới tuổi trung niên


Cụ thể, việc uống 1-3 tách cà phê mỗi ngày giúp giảm 8% nguy cơ mắc gút. Và tỷ lệ này tăng dần khi uống 4-5 tách cà phê mỗi ngày, đó là giảm 40% nguy cơ mắc gút. Với những người nghiện cà phê (uống trên 6 tách mỗi ngày), có thể giảm gần 60% nguy cơ bị gút tấn công. Đồng thời, nguy cơ mắc gút cũng giảm ở những người uống cà phê đã được khử chất caffeine. Những người uống 1-3 tách mỗi ngày, giảm 33% nguy cơ mắc gút, uống trên 4 tách mỗi ngày thì nguy cơ bị bệnh giảm 27%.
Qua kết quả trên, các nhà nghiên cứu nhận định, không phải caffeine mà một chất khác trong cà phê là chlorogenic acid giúp chống oxy hóa, có thể tác động tới nguy cơ mắc bệnh gút. Và cần thêm nhiều nghiên cứu khác để tìm ra hoạt chất nào trong cà phê giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc gút. Tuy nhiên, với kết quả của nghiên cứu trên thì những người mắc gút và đang uống cà phê hàng ngày có thể yên tâm hơn vì sở thích này không ảnh hưởng tới tình trạng bệnh.
Người mắc bệnh gút cần lựa chọn chế độ ăn uống phù hợp

Giải pháp hỗ trợ điều trị bệnh gút từ thảo dược


Lựa chọn một chế độ ăn uống phù hợp là điều mà các chuyên gia khuyến cáo với người mắc gút. Do đó, bất kỳ loại thực phẩm hay thức uống nào có lợi trong điều trị bệnh này cũng luôn được lựa chọn vào chế độ ăn uống hàng ngày của người bị gút.
Song song với đó, việc lựa chọn các loại thảo dược thiên nhiên giúp hỗ trợ điều trị gút cũng là phương pháp được nhiều người áp dụng. Trong những thảo dược này, trạch tả được xem là vị thuốc “tiên phong” bởi tác dụng điều trị bệnh gút, tăng cường đào thải axit uric và các chất có hại ra khỏi cơ thể một cách hữu hiệu.

Để kiểm soát bệnh gút hiệu quả, mỗi người cần thực hiện lối sống lành mạnh, lựa chọn thực phẩm hợp lý, đồng thời, nên kết hợp dùng sản phẩm thiên nhiên có chứa trạch tả đã được nghiên cứu khoa học chứng minh tác dụng. Và việc uống cà phê mỗi ngày cũng là một cách giúp bạn ngăn ngừa nguy cơ mắc gút.

Bài thuốc dân gian :ngải cứu

Bài thuốc Nam điều trị sốt xuất huyết

Bài thuốc sử dụng rau răm

Theo VinaHealth

11/04/2015

0

BẠC HÀ NÚI



BẠC HÀ NÚI

Tên khoa học: Caryopteri sincana Miq.; Họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae).
Tên đồng nghĩa: Caryopteris mastacanthus Schauer
Tên khác: Cỏ vắp thơm.

Mô tả:

Cây thảo, sống lâu năm, cao 30 - 50 cm. Thân mọc đứng, có lông, phần gốc hóa gỗ. Lá mọc đối, hình trái xoan, dài 3 - 7 cm, rộng 1,5-2 cm, gốc thuôn vát, đầu tù hơi nhọn, mép khía răng, mặt trên màu lục sẫm, có lông mềm, mặt dưới có lông màu trắng nhạt; cuống lá cũng có lông.
Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành chùy, có lông; hoa nhỏ, màu lam nhạt hay tía, thơm; đài có ống ngắn, có lông, 5 răng hình mác nhọn; tràng có 2 môi, mặt trong và mặt ngoài có lông, môi dưới có tua nhỏ; nhị 4 đính ở họng, dài và thò ra ngoài tràng; bầu 4 ô, có lông.
Quả nang, có lông cứng, nứt làm 4 mảnh; 4 hạt, lồi ở mặt ngoài.
Mùa hoa: tháng 6-7.
Phân bố, sinh thái:
Chi Caryopteris Bunge phân bố chủ yếu ở vùng Đông Á; ở Việt Nam chỉ có 2 loài, trong đó có loài bạc hà núi.
Bạc hà núi phân bố rải rác từ Nhật Bản, Trung Quốc đến Bắc Việt Nam. Ở Việt Nam, cây phân bố nhiều ở các tỉnh vùng núi sát với biên giới Trung Quốc, như Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng... và ít hơn Hải Dương, Bắc Giang...
Bạc hà núi là loại cây ưa sáng, ưa ẩm và có thể hơi chụi bóng, thường mọc ở ven rừng núi đá vôi hay trên các nương rẫy và ruộng cao đã bỏ hoang. Cây sinh trưởng mạnh trong mùa mưa ẩm (xuân hè), đến cuối mùa hè thì ra hoa, khi quả già tự mở để hạt thoái ra ngoài. Cây con mọc từ hạt được thấy vào giữa mùa xuân, Bạc hà núi có khả năng tái sinh lại sau khi bị cắt.
Bộ phận dùng:
Toàn cây

Thành phần hóa học:

Toàn cây bạc hà núi chứa incanosid A (= 3-hydroxy-4-methoxy-β-phenylethyl α-L- rhamnopyranosyl (1-> 3)-(3-D-glucopyranosyl (1 ->2)-6-O-feruloyl-β-O-glucopyranosid) và incanosid B ( = 3-hydroxy-4-methoxy-β-phenylethyl α-L-rhamnopyranosyl (1 —> 3)-β-D- glucopyranosid) (CA 125: 110. 241m).
Ngoài ra, cây còn có incanon (= 11, 12, 14, 16-tetrahydroxy-17 (15 16) - abeo-abieta- 8,11, 13-tnenon (CA 126: 235. 938 w).
Tác dụng dược lý:
1. Tác dụng kháng khuẩn: Dịch chiết bạc hà núi có tác dụng ức chế rõ rệt in vitro trên Staphylococcus aureus, Corynebacterium diphtheriae, nhưng tác dụng có mức độ trên Salmonella typhi, S. paratyphi, Shigella dysenteriae và Streptococcus hemolyticus. Đã phân lập được một hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn trong bạc hà núi, tạm gọi là lan hương thảo tố (ở Trung Quốc, bạc hà núi được gọi là lan hương thảo). Chất này hòa loãng với tỉ lệ 1: 10, có tác dụng ức chế in vitro trên Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus aureus và Enterococcus.
Trên chuột nhắt trắng gây nhiễm Staphylococcus aureus, muối natri của lan hương thảo tố tiêm dưới da với liều 0,5 - 1,5 g/kg bảo vệ được chuột, đại đa số chuột vẫn sống sót, trong khi ở lô không dùng thuốc, chuột chết 100%.
2. Tác dụng chống ho: Nước sắc bạc hà núi dùng liều 20 g/kg, cho chuột nhắt trắng uống, làm giảm số cơn ho do phun xông dung dịch amoniac.
3. Tác dụng cầm máu: Cho lợn hoặc chó uống bột hoặc cao bạc hà núi, thời gian chảy máu do vết cắt rút ngắn lại so với động vật không dùng thuốc. Dạng thuốc bôi có tác dụng điều trị các vết thương do cắt đứt ở lợn, chó, gà.
4. Độc tính: Tiêm dưới da muối natri của lan hương thảo tố cho 30 con chuột nhắt trắng, với liều 4,5-5 g/kg, sau 3 ngày chỉ có 1 con chết. Các con còn lại phục hồi lại bình thường.
Tiêm tĩnh mạch các liều 2,5; 2,25; 2,0 và 1,75 g/kg mỗi liều 5 con, tỷ lệ chết theo thứ tự là 4/5; 3/5; 3/5 và 0/5. Biểu hiện ngộ độc là chuột mệt lả, hô hấp khó khăn, chết do ngừng hô hấp.
Trên thỏ, tiêm tĩnh mạch muối natri của lan hương thảo tố liều 1 g/kg và 0,5 g/kg, không thấy có biểu hiện độc sau khi dùng thuốc. Nước tiểu do thỏ bài tiết ra vẫn còn tác dụng kháng khuẩn.
5. Thử lâm sàng:
- Chữa ho gà: Dùng nước sắc bạc hà núi cho 330 trẻ em bị ho gà uống, liều tính ra dược liệu khô, từ 1 - 3 tuổi 30g, 3 - 5 tuổi 45g, trên 5 tuổi 60 - 100 g/ngày. Kết quả đều có tác dụng, có trường hợp sau 3 ngày đã đỡ nhiều hoặc khỏi hẳn. Không thấy có tác dụng phụ.
- Chữa viêm thận, bể thận: Dùng dạng muối natri của lan hương thảo tố, tiêm bắp thịt 4ml/lần, ngày 4 lần. Đã thử 8 trường hợp, 4 khỏi, 3 đỡ, 1 không kết quả. Thời gian điều trị 6 - 25 ngày. Không có phản ứng phụ.

Tính vị, công năng:

Bạc hà núi có vị cay thơm, tính ấm, có tác dụng giải biểu, làm long đờm, chỉ khái, tán ứ huyết, trừ phong thấp, thư giãn gàn, giảm đau.
Công dụng:
Bạc hà núi được dùng chữa cảm phong hàn, nghẹt mũi, ho gà, viêm phế quản mạn tính, phong thấp, đau lưng, nhức xương, đòn ngã tổn thương, viêm dạ dày ruột, viêm thận, bể thận, đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều. Liều dùng hàng ngày 15 - 30g, sắc hoặc ngâm rượu uống.
Dùng ngoài, cây tươi giã đắp hoặc nấu nước rửa trị mụn nhọt, viêm mủ da, eczema, ngứa, lở sơn, vết thương chảy máu.
Bài thuốc có bạc hà núi:
1. Chữa phong thấp, đau mỏi, tê bại, bẩm tím, ứ máu:
Bạc hà núi và huyết giác lượng bằng nhau, ngâm rượu. Ngày uống 30 ml.
2. Chữa viêm dạ dày, ruột:
Bạc hà núi 30g, địa du 15g, sắc uống. Dùng 10 ngày.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Viện Dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam”, tập II, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật
Theo duoclieu.org

11/03/2015

2

Cảnh báo: Dừng khẩn cấp việc cho trẻ dưới 3 tuổi uống nước hầm xương!

Các mẹ thường có thói quen ninh xương ống, lọc lấy nước nấu cháo, quấy bột cho con. Tuy nhiên, thói quen này khiến trẻ dưới 3 tuổi bị còi xương, thiếu chất.

Người ta thường sử dụng các loại xương như xương lợn, chân gà hầm lên lấy nước cho trẻ ăn vì muốn có thêm chất đạm, canxi và chất béo.

Tuy nhiên, theo chương trình Cuộc sống thường ngày, TS.BS. Phạm Thị Thúy Hòa, Viện trưởng viện dinh dưỡng ứng dụng cho biết, 100 ml nước xương chỉ có 0,6 g đạm. Lượng này chỉ đáp ứng 1/30 nhu cầu đạm một ngày của trẻ (trẻ cần 21g đạm/ngày).

Tương tự, trong 100 ml có 33,5 mlg canxi, chỉ đáp ứng 1/10 nhu cầu canxi/ngày của trẻ.

Chưa kể, trẻ muốn hấp thu được canxi thì tỷ lệ canxi và phốt pho phải cân đối. Nhưng trong nước xương, lượng canxi cao trong khi lượng phốt pho rất thấp.

Khi cho trẻ ăn nước xương hầm, cơ thể sẽ lấy phốt pho từ xương cột sống của trẻ, khiến bé bị còi xương thứ phát.

Một số bà mẹ còn mắc thêm sai lầm khi lựa chọn những loại xương có tủy. Trong tủy ít đạm, nhiều chất béo no gây khó tiêu, ức chế hấp thu các chất dinh dưỡng khác.

Trong một bát bột nước xương hầm, bé thiếu hàng loạt các dinh dưỡng cần thiết dẫn tới một loạt các bệnh về thiếu chất như thấp còi, thiếu năng lượng (thấp cân) đồng thời thiếu cả canxi và các chất dinh dưỡng khác.

BS Thúy Hòa khuyến cáo, chỉ nên dùng nước hầm xương cho trẻ từ 3 tuổi trở lên.

 

0

Thanh hao hoa vàng

Đây là dược thảo được dùng để điều chế thuốc điều trị sốt rét. Cây cỏ này đã được sử dụng làm thuốc từ rất lâu đời.


Nhà nghiên cứu Tu Youyou được trao 50% giải Nobel từ công trình nghiên cứu phương thức điều trị mới Artemisinin đối với bệnh sốt rét. Bà là người phụ nữ Trung Quốc đầu tiên được trao giải Nobel Y học.

GS. Tu Youyou (Đồ U U); sinh ngày 30/12/1930) là nghiên cứu viên cao cấp Học viện Y học cổ truyền Trung Quốc ở Bắc Kinh từ năm 1965. Bà đã nhận bằng Tiến sĩ từ Trường Dược, Đại học London, là một trong số rất ít các dược sĩ người Trung Quốc được đào tạo về Tây dược tại thời điểm đó
Bà đã tìm đọc trong các cuốn sách cổ về Đông y, gồm những bài thuốc có từ năm 350 sau Công nguyên, sàng lọc từ 640 toa thuốc, hơn 2.000 công thức nấu ăn truyền thống của Trung Quốc và chiết xuất 380 thảo dược, để tìm cho ra một phương thức trị liệu sốt rét có hiệu quả.
Trong những năm 1970, bà Tu Youyou và nhóm nghiên cứu của mình đã điều chỉnh quy trình chiết xuất để cuối cùng phân lập được hoạt chất artemisinin. Nhờ đó, bà đã xác định được rằng, artemisinin là một loại thuốc chống sốt rét, đã phổ biến ở Trung Quốc trước khi người phương Tây đặt chân tới đây.
Bà đã nhận được nhiều giải thưởng danh giá về khoa học. Năm 2011, bà đã nhận giải Albert-Lasker về nghiên cứu y học lâm sàng với thuốc Artemisinin.

Thuốc Artemisinin

Thuốc Artemisinin được chiết xuất từ cây thanh hao hoa vàng(Artemisia annua L., thuộc họ Asteriaceae).

Hiện nay, artemisinin đã trở thành thuốc điều trị hiệu quả nhất và an toàn nhất chống lại bệnh sốt rét, đặc biệt hơn, thuốc này được coi là một dược phẩm có giá rất rẻ. Mặc dù sốt rét đang suy giảm mạnh nhờ các hành động tích cực của Liên Hiệp Quốc, nhưng vẫn còn khoảng 198 triệu người nhiễm bệnh sốt rét vào năm 2013, và gây tử vong cho 584.000 người, chủ yếu là trẻ em ở châu Phi.
GS. Tu Youyou từng phát biểu: “Được trang bị với một kiến thức chuyên sâu trong cả y học cổ truyền Trung Quốc và khoa học dược phẩm hiện đại, nhóm nghiên cứu của tôi đã kế thừa và phát triển những tinh hoa của y học cổ truyền Trung Quốc, sử dụng khoa học và công nghệ hiện đại, và cuối cùng, chúng tôi thực hiện thành công việc phát hiện và phát triển của hoạt chất artemisinin (Qinghaosu) từ dược thảo Thanh hao (Qinghao, Artemisia annua L.).

Thanh hao hoa vàng


Cây thanh hao hoa vàng còn gọi là thanh cao, thảo cao, ngải si, ngải hôi, ngải đắng
Trung Quốc: Caohao, Cao Qinghao, Cao Haozi, Chouhao, Chou Qinghao, Haozi, Jiu Bingcao, Kuhao, San Gengcao, Xianghao, Xiang Sicao, Xiyechao.
Anh: Annual wormwood, sweet wormwood, sweet annie.
Tên khoa học Artemisia annua L., thuộc họ Cúc - Asteriaceae.


Cây thảo mọc hằng năm, cao từ 1,5 - 2m (cây trồng được chăm bón tốt có thể cao 3 - 4m); thân có rãnh, gần như không lông, có mùi thơm nhẹ. Lá mọc cách có phiến xoan, xẻ lông chim 2 lần, thành những dải hẹp.
Chùy cao ở ngọn mang chùm dài, hẹp; hoa đầu cao 1,8 - 2mm; lá bắc ngoài hẹp, có lông xanh; lá bắc giữa và lá bắc trong, xoan rộng; mỗi cành nhỏ có 3 - 7 cụm hoa. Mỗi cụm hoa có 25 - 35 hoa, trong đó có 20 - 25 hoa lưỡng tính ở giữa. Quả bế nhẵn, cao 0,5 - 0,8mm, không có mào lông, màu vàng hoặc nâu, với bề mặt sáng bóng có rãnh dọc và chứa một hạt duy nhất.
Thanh hao phân bố ở Nhật Bản, Triều Tiên, Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam.
Ở Việt Nam, có gặp ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang, Hải Dương... Thanh hao mọc hoang và chính thức được nhà thực vật học người Pháp Gagnepain phát hiện và mô tả vào năm 1922.
Mùa hoa tháng 6 - 11; mùa quả tháng 10 - 3. Thường lụi vào tháng 5.
Bộ phận sử dụng: Toàn cây, lá, hạt.
Lá cây thanh hao Artemisia annua được thu hái vào lúc cây sắp ra hoa, tốt nhất là vào mùa hè, khi cây có nhiều lá, cắt phần trên mặt đất, phơi khô, lắc hoặc đập cho lá rụng, loại bỏ thân cành, lấy lá phơi đến khô hoặc sấy nhẹ đến khô.
Bảo quản nơi khô ráo, thoáng, tránh mốc, mọt.

Theo Đông y, thanh hao có vị đắng, cay, tính mát; tác dụng thanh nhiệt giải thử, trừ chưng, triệt ngược; bổ hư lao, lợi tiêu hóa, thông khí trệ, lợi tiểu.
Thường được dùng chữa sốt nóng khát nước, phiền nhiệt ra mồ hôi trộm, tối nóng sáng mát, thận chưng lao nhiệt, sốt rét cơn, ăn uống kém, bệnh vàng da, kết hạch, trẻ em cảm phong nhiệt, phát sốt, kinh giật.
Dùng ngoài chữa ghẻ lở, ngứa da, bằng cách nấu nước tắm rửa, ngâm, xát....
Ngày nay, người ta ghi nhận artemisinin có các tác dụng: kháng siêu vi khuẩn,ức chế sự nhân giống của nhiều vi khuẩn, chống ung thư, cókhả năng gây ra sự tự hủy của nhiều loại tế bào ung thư, đặc biệt trong trường hợp ung thư tiền liệt tuyến, ung thư vú, chữa bệnh trĩ, được dùng chữa sốt nóng khát nước, phiền nhiệt ra mồ hôi, tối nóng sáng mát, hâm hấp sốt lâu ngày (lao nhiệt), sốt rét cơn, bệnh vàng da, bệnh ngoài da.

Các bài thuốc dùng thanh hao hoa vàng:


Chữa đau nóng trong xương do nhiệt, ngày nhẹ đêm nặng (cốt chưng lao nhiệt):


Thanh hao 10g, sơn chi tử 10g, miết giáp 10g, hoàng kỳ 10g, tang bạch bì 10g, bạch truật 10g, tri mẫu 10g, hoàng liên 4g, sài hồ 8g, long đởm thảo 8g, cam thảo 6g.
Nấu với 750ml nước, sắc còn 300ml, chia 2 lần uống trong ngày.

Chữa sốt rét cơn:


Thanh hao 40g, rửa thật sạch, cắt nhỏ, ngâm trong 500ml nước khoảng 1 giờ, đem nấu sôi, sắc còn 300ml, chia 2 lần uống trong ngày.
Hoặc đun sôi 1 lít nước, cho vào 10g lá thanh hao khô, chia 3-4 lần, uống trong ngày. Uống trà trong vòng 5 ngày.

Chữa bệnh kết hạch, sốt cơn, mồ hôi trộm, ăn uống kém:


Thanh hao hoa vàng 8 - 16g, nấu với 500ml nước, sắc còn 300ml, chia uống 2 lần trong ngày.

Chữa trẻ em cảm phong nhiệt, phát sốt, kinh giật:


Lá thanh hao hoa vàng 10 - 15g, rửa thật sạch, giã nát, chế 100ml nước sôi vào hòa đều, gạn lấy nước cốt cho uống.
Lưu ý:
- Không nên dùng thanh hao cho phụ nữ đang mang thai, vì có thể gây sảy thai với liều cao.
- Những bệnh nhân có chứng rối loạn dạ dày - ruột, hoặc đang dùng thuốc kháng axít, cũng không nên dùng thanh hao, vì có thể làm gia tăng sự sản xuất axít dạ dày.

Artemisinin
Đã trở thành thuốc điều trị hiệu quả nhất và an toàn nhất chống lại bệnh sốt rét
Ở Việt Nam, vào năm 1989, nhà khoa học Đinh Huỳnh Kiệt và cộng sự công bố kết quả phân tích thành phần hóa học của cây thanh hao hoa vàng mọc hoang và chiết suất artemisinin để chữa sốt rét cho bộ đội.
Cũng từ năm 1989, Viện Dược liệu, Viện Khoa học Việt Nam, Viện Y học quân sự đều nghiên cứu các phương pháp để chiết suất artemisinin từ thanh hao hoa vàng và bán tổng hợp các loại thuốc chống sốt rét từ artemisinin như: Artesunat, Artemether, Arteether, đã sản xuất hàng triệu liều thuốc chống sốt rét cung cấp cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Theo Lương y Đinh Công Bảy - Sức khỏe và Đời sống

10/30/2015

1

Bài thuốc sử dụng rau răm

Trong dân gian, người ta sử dụng rau răm để gây sẩy thai cho những cô gái nhẹ dạ, lỡ dại mang thai ngoài ý muốn đối với trường hợp chậm kinh trên dưới 1 tuần (5 – 9 ngày).
Cách dùng đơn giản: 500 gam rau răm tươi, thân đỏ hơi ngả sang màu tím (rau răm thân xanh trắng không có tác dụng gây sảy thai).
Chỉ lấy thân và lá non, bỏ rễ và lá già, rửa sạch, để ráo nước. Giã, ép nát, vắt lấy nước được khoảng 250 ml (1 xị). Uống một lần duy nhất vào buổi tối trước khi đi ngủ. Nếu có kết quả thì ngay trong đêm đó hoặc sáng hôm sau, phôi thai tự trục ra ngoài.
Nếu không có kết quả thì nên áp dụng biện pháp hút điều hòa kinh nguyệt, mặc dù, kết quả thí nghiệm thử trên chuột cho thấy, chuột con sinh ra sau khi chuột mẹ đã cho uống nước ép rau răm vẫn sống và sinh sản bình thường.
Rau răm còn là vị thuốc chữa đau bụng, đầy hơi, lạnh bụng, nôn mửa, say nắng, khát nước. Nước ép rau răm tươi có khả năng giải độc nọc rắn. Dùng ngoài có thể chữa hắc lào, ghẻ lở, sâu quảng và tê bại.

10/15/2015

2

Bài thuốc Nam điều trị sốt xuất huyết

Trong y học cổ truyền, sốt xuất huyết được xếp vào nhóm ôn bệnh và ôn dịch và được trị liệu bằng nhiều biện pháp khác nhau,xin được giới thiệu một số bài thuốc tiêu biểu điều trị sốt xuất huyết độ I và II, đơn giản, dễ kiếm ở nông thôn và vùng sâu, vùng xa.

Bài 1: Rau má 20g, cỏ mần trầu 20g, lá huyết dụ 20g, lá cối xay 20g, cỏ nhọ nồi sao cháy 40g, sắc đặc uống.

Bài thuốc Nam đơn giản điều trị sốt xuất huyết

Lá cối xay

Bài 2: Lá cối xay, lá bông mã đề (hoặc rau má hoặc cỏ mần trầu hoặc cỏ tranh) mỗi thứ 10 - 20g, cỏ nhọ nồi tươi 30 - 40g (nếu khô thì 15 - 20g), trắc bá diệp sao đen 12g (hoặc lá huyết dụ hoặc hoa hòe 16g), sắc uống trong ngày. Nếu có ban ngứa cho thêm rau sam 20g; nếu đại tiện táo cho thêm mồng tơi 20g hoặc rau sam 20g.

Bài 3: Lá cúc tần 12g, cỏ nhọ nồi 16g, bông mã đề 16g, trắc bá diệp sao đen 16g (nếu không có thì thay bằng kinh giới sao đen 12g), sắn dây 20g nếu không có thì thay bằng lá dâu 16g, rau má 16g, lá tre 16g, gừng tươi 3 lát, sắc với 600ml nước trong 30 phút, uống ấm, chia 3 lần trong ngày.

Bài 4: Sinh địa 12g, mạch môn 12g, hoa hòe 12g, huyền sâm 12g, cỏ nhọ nồi khô 30g, sắc với 3 bát nước, cô lại còn 1 bát chia uống 2 lần trong ngày. Dùng tốt cho trường hợp có xuất huyết dưới da, nôn hoặc đại tiểu tiện ra máu.

Bài 5: Rau diếp cá 100g, rau ngót 100g, cỏ nhọ nồi 50g, rửa sạch, vò với nước sôi để nguội, chia uống nhiều lần trong ngày.

Bài 6: Hành thái (sâm cau) sao đen 20g, trắc bá diệp sao đen 16g, cỏ nhọ nồi 12g, quả dành dành sao đen 8g, sắc với 600ml nước, cô lại còn 300ml, chia uống 6 lần trong ngày. Dùng tốt cho trường hợp sốt cao và đã có ban xuất huyết.

Bài 7: Cỏ nhọ nồi 20g, lá cối xay sao vàng 12g, rễ cỏ tranh 20g, sài đất 20g, kim ngân hoa 12g, hạ khô thảo sao qua 12g (nếu không có thì thay bằng bồ công anh 12g), hoa hòe 10g, gừng tươi 3 lát, sắc với 600ml nước trong 30 phút, uống ấm chia 3 lần trong ngày.

Bài thuốc Nam đơn giản điều trị sốt xuất huyết

Nhọ nồi

Bài 8: Cỏ nhọ nồi 20g, cam thảo 6g, hoạt thạch 12g (nếu không có thì thay bằng lá cối xay 12g), bông mã đề 16g (nếu không có thì thay bằng lá tre 16g, gừng tươi 3 lát, sắc với 600ml nước sạch trong 30 phút, uống ấm, chia 3 lần trong ngày. Khi hết sốt thì ngừng thuốc ngay.

Bài thuốc Nam đơn giản điều trị sốt xuất huyết

Hoa hòe

Lưu ý: Chỉ được dùng đơn thuần cho sốt xuất huyết độ I (người bệnh chỉ sốt, chưa có triệu chứng xuất huyết) và cấp độ II (người bệnh sốt có triệu chứng xuất huyết: xuất huyết dưới da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, khạc ra máu, thậm chí nôn ra máu, tiểu ra máu hoặc kinh nguyệt kéo dài). Với độ III và IV (bệnh nhân có biểu hiện sốc và sốc nặng) nhất thiết phải sử dụng các biện pháp của y học hiện đại, các bài thuốc này chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị.

Theo ThS Hoàng Khánh Toàn - Sức khỏe và Đời sống