4/18/2015

0

Tự làm rượu tỏi chữa bệnh tại nhà






Trong tỏi có chứa 3 hoạt chất chính là allicin, liallyl sunfid, ajoen. Trong đó allicin là hoạt chất mạnh nhất. Allicin là một kháng sinh tự nhiên rất mạnh, mạnh hơn cả penicillin. Ngoài ra trong tỏi còn chứa canxi, phốt pho, selen, vitamin B6, vitamin C và mangan. Rượu tỏi có tác dụng như sau:


- Diệt khuẩn: Đối với một số bệnh do vi khuẩn gây nên như lỵ trực trùng, thương hàn, viêm phổi, viêm màng não... thì rượu tỏi có tác dụng kìm khuẩn hoặc diệt khuẩn.

- Ngừa ung thư: Rượu tỏi chống ôxy hóa mạnh, trung hòa các gốc tự do là những chất làm hư hại tế bào, ngăn chặn sự hình thành và phát triển của các khối u ác tính. Trong tỏi chứa nhiều germanium. Hiện tại, các nhà khoa học đang nghiên cứu germanium làm một tác nhân hóa trị liệu chống ung thư. Germanium còn có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch của các bệnh nhân ung thư.

- Làm giảm mỡ máu: Rượu tỏi làm giảm mỡ máu bằng cách giảm sự hấp thu LDL-cholesterol (cholesterol xấu) qua niêm mạc ruột và tăng sự đào thải cholesterol, giảm lượng cholesterol máu và lượng cholesterol bám trên thành mạch máu. Có hiệu quả trong việc ngăn chặn cao huyết áp, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, đột qụy.

- Ngăn cản huyết khối: Tinh dầu trong rượu tỏi có tác dụng chống kết dính tiểu cầu, do đó ngăn cản hình thành huyết khối, phòng ngừa nhồi máu cơ tim và đột qụy.


- Bảo vệ tim mạch: Trong rượu tỏi có hoạt chất tương tự prostaglandin I2 (prostacyclin) vừa ức chế quá trình kết tập tiểu cầu vừa giãn mạch mạnh. Từ đó hạn chế nghẽn mạch do tiểu cầu, giúp giảm đột qụy, nhồi máu cơ tim, hạ huyết áp. Chất ajoen làm giảm nồng độ fibrinogen trong máu, dẫn đến giảm nguy cơ nghẽn mạch. Trong cơ chế hình thành bệnh xơ vữa động mạch, các gốc tự do làm gia tăng quá trình ôxy hóa các LDL-cholesterol ở thành mạch máu, tạo thành mảng bám vào thành mạch làm cứng động mạch. Rượu tỏi ngăn chặn được quá trình này nhờ chứa những chất chống ôxy hóa cực mạnh.

- Các tác dụng khác: Uống rượu tỏi giúp chống ung thư dạ dày, ung thư da, giảm viêm khớp, dưỡng nhan, ích thọ.

Rượu tỏi

- Tỏi già khô 200 g, bóc vỏ rồi thái nhỏ, đập nát. Rượu trắng 45 độ: 400 ml. Tất cả cho vào lọ, đậy kín, để nơi thoáng mát.

- Sau 10 ngày ngâm, lấy rượu ra uống. Mỗi lần 40 giọt rượu tỏi pha với 5 ml nước đun sôi. Uống 2 lần/ngày, buổi sáng trước khi ăn và buổi tối trước khi ngủ.

- Uống trong một thời gian dài (khoảng 1 năm). Lượng rượu vào cơ thể không đáng kể (mỗi ngày 5 ml). Rượu chỉ để dẫn các hoạt chất của tỏi vào cơ thể tôt hơn. Không nên ăn tỏi chín.


Cách Sử Dụng Khác

Ngoài ra, tỏi còn có thể sử dụng theo các cách khác nhau nếu không uống được rượu:

Trị mụn: dùng nước ép của hai nhánh tỏi trộn lẫn với một thìa giấm nguyên chất. Tiếp đó dùng bông gòn thấm hỗn hợp này thoa lên vùng da bị mụn khoảng vài lần mỗi ngày.

Loét miệng, nhiệt miệng: dùng tỏi sống, cắt bỏ một lớp rồi dùng “nhựa” tỏi chà xát lên khoang miệng có thể chữa nhiệt miệng.

Bệnh vảy nến: 
Theo các chuyên gia da liễu thì tinh dầu tỏi thoa lên da có tác dụng chữa vảy nến.

Bảo vệ bộ móng: Dùng tỏi tươi, cắt lớp bề mặt, chà xát lên bề mặt móng.

Dưỡng da: cho 2-3 nhánh tỏi vào ngâm trong một chén mật ong, để nơi tránh ánh sáng, bịt kín khoảng 2-3 tháng. Lấy ra và dùng hỗn hợp như loại mặt nạ thông thường. Loại mặt nạ này thích hợp với mọi người nhất là chị em tuổi trung niên vì nó giúp “cải tử hoàn sinh” cho làn da, hạn chế nguy cơ da bị nhăn và lão hóa.

Dấm

“Dầu xả” dưỡng tóc: dùng dấm hòa lẫn với nước để gội sạch lại tóc lần gội cuối cùng, thay thế cho dầu xả. Dấm có thể nuôi dưỡng mái tóc từ chân tóc đến ngọn tóc, giúp mái tóc khỏe mạnh và trở nên đen nhánh. Mặc dù dấm rất nặng mùi nhưng nó lại cũng rất dễ bay hơi, vì thế khi gội đầu với dấm bạn không cần phải lo lắng về mùi của dấm sẽ lưu lại trên tóc quá lâu.


Bác sĩ Ngô Văn Tuấn - Sức khỏe và đời sống
Xem thêm:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét